ĐÈN LỒNG VỚI THUẬT PHONG THỦY
Đèn lồng là một sản
phẩm gia dụng đã có từ thời xa xưa và gắn liền với nền văn hóa Phương đông nói
chung. Vốn sinh ra để phục vụ nhu cầu chiếu sáng và trang trí, nhưng với tính
chất tỏa nhiệt và có màu đỏ đặc trưng, đại diện cho hành Hỏa nên đèn lồng được ứng
dụng rất phổ biến trong thuật Phong thủy bởi vừa có thể tăng cường cát khí cho
ngôi nhà, lại có thể áp dụng để hóa giải sát khí, tiêu trừ hung tai.
Lấy ví dụ hiện tại chúng ta đang sống ở vận 8. Các sao Bát Bạch Thổ Tinh, Cửu Tử Hỏa Tinh và Nhất Bạch Thủy Tinh đều là các khí trường tốt lành cả. Nếu dùng đèn lồng treo hoặc đặt ở những nơi có sao Bát Bạch hoặc Cửu Tử chiếu đến sẽ thúc đẩy tài chính hoặc sức khỏe, giúp gia đạo an khang.
Tại sao treo đèn lồng tại những nơi có khí trường trên sẽ được cát lợi? Đó là vì hỏa khí của đèn lồng tương sinh cho sao Bát Bạch, giúp khí trường của sao này vượng lên. Hoặc hỏa khí của đèn lồng tỷ hòa với hỏa khí của sao Cửu Tử, vì vậy cũng thúc đẩy khí trường này gia tăng cát khí, từ đó gia đạo nhận được sự bổ trợ của trạch vận, cuộc sống cũng vì vậy tốt đẹp hơn, đây có thể nói là vẽ gấm thêm hoa vậy.
Ngược lại, Những nơi có sát khí Ngũ Hoàng và Nhị Hắc chiếu đến thì đặc biệt cấm kỵ đặt đèn lồng, vì hai sát khí này đều thuộc hành Thổ. Hỏa khí của đèn lồng tương sinh cho sát khí, làm sát khí mạnh lên thì tạo thành tai họa, cho nên đặt đèn lồng ở những nơi khí trường này chiếu đến chẳng khác nào nối giáo cho giặc vậy.
Thông thường, đèn lồng
được treo tại mặt tiền nhà và cả phòng khách, với điều kiện nơi treo phải có
vượng khí Bát Bạch hoặc sinh khí Cửu Tử, như vậy vừa mang tính chất trang trí,
vừa có giá trị nâng cao năng lượng tích cực cho ngôi nhà. Ngoài ra, đèn lồng
cũng được cách điệu và mang vào phòng ngủ và đặt tại nơi Đinh Khí chiếu đến
giúp mang lại sức khỏe cho người ngủ tại đó.
Những ngôi nhà được
xây dựng hoặc chuyển đến ở từ năm 2004 đến nay đều thuộc vận 8 Hạ nguyên. Những
nơi có sát khí, cần tránh đặt đèn lồng tính theo hướng nhà cụ thể như sau:
Nhà hướng 0 độ và 15 độ. Không đặt đèn lồng ở hướng tây bắc, đông.
Nhà hướng 30 độ, 45 độ và 60 độ. Không đặt đèn lồng ở trung cung (Giữa nhà).
Nhà hướng 75 độ. Không đặt đèn lồng ở tây bắc, nam.
Nhà hướng 90 độ và 105 độ. Không đặt đèn lồng ở hướng bắc và đông nam.
Nhà hướng 120 độ. Không đặt đèn lồng ở hướng nam, đông, tây, bắc.
Nhà hướng 135 độ và 150 độ. Không đặt đèn lồng ở hướng tây, bắc, nam.
Nhà hướng 165 độ. Không đặt đèn lồng ở hướng tây, đông nam.
Nhà hướng 180 độ và 195 độ. Không đặt đèn lồng ở hướng tây bắc, đông.
Nhà hướng 210 độ, 225 độ và 240 độ. Không đặt đèn lồng ở trung cung (Giữa nhà).
Nhà hướng 255 độ. Không đặt đèn lồng ở hướng tây bắc, nam.
Nhà hướng 270 độ và 285 độ. Không đặt đèn lồng ở hướng bắc, đông nam.
Nhà hướng 300 độ. Không đặt đèn lồng ở hướng tây, bắc, nam, đông.
Nhà hướng 315 độ và 330 độ. Không đặt đèn lồng ở hướng nam, đông, tây, bắc.
Nhà hướng 345 độ. Không đặt đèn lồng ở hướng tây, đông nam.
Nhà hướng 0 độ và 15 độ. Không đặt đèn lồng ở hướng tây bắc, đông.
Nhà hướng 30 độ, 45 độ và 60 độ. Không đặt đèn lồng ở trung cung (Giữa nhà).
Nhà hướng 75 độ. Không đặt đèn lồng ở tây bắc, nam.
Nhà hướng 90 độ và 105 độ. Không đặt đèn lồng ở hướng bắc và đông nam.
Nhà hướng 120 độ. Không đặt đèn lồng ở hướng nam, đông, tây, bắc.
Nhà hướng 135 độ và 150 độ. Không đặt đèn lồng ở hướng tây, bắc, nam.
Nhà hướng 165 độ. Không đặt đèn lồng ở hướng tây, đông nam.
Nhà hướng 180 độ và 195 độ. Không đặt đèn lồng ở hướng tây bắc, đông.
Nhà hướng 210 độ, 225 độ và 240 độ. Không đặt đèn lồng ở trung cung (Giữa nhà).
Nhà hướng 255 độ. Không đặt đèn lồng ở hướng tây bắc, nam.
Nhà hướng 270 độ và 285 độ. Không đặt đèn lồng ở hướng bắc, đông nam.
Nhà hướng 300 độ. Không đặt đèn lồng ở hướng tây, bắc, nam, đông.
Nhà hướng 315 độ và 330 độ. Không đặt đèn lồng ở hướng nam, đông, tây, bắc.
Nhà hướng 345 độ. Không đặt đèn lồng ở hướng tây, đông nam.
LƯỢNG THIÊN XÍCH