QUẢN LỘ - MỘT THIÊN TÀI VỀ BÓI DỊCH
*Bói mà biết được căn bệnh do ma quỷ làm ra.
*Bói mà biết được vật đậy trong hộp kín ,trăm lần không sai.
*Thiên cơ có thật và không được tiết lộ.
*Cuộc đối thoại gay cấn giữa Quản Lộ và Tào Tháo.
*Cuộc trả thù ghê gớm giữa Quản Lộ và con cháu Tư Mã ý.
Tả Từ là một vị tiên .Ông là người của gió mây nên không ai biết được tung tích .Riêng Quản Lộ thì nguồn gốc như sau:
Ông tự là Công Minh, vốn người Bình Nguyên, dung mạo xấu xí, thích uống rượu, tính lông bông. Cha làm chức Trưởng đất tức Khâu quận Lạng gia. Quản Lộ lúc nhỏ đã thích thiên văn. Có đêm nằm ngửa mải mê nhìn sao trên trời không hề chợp mắt, ai can cũng không được. Ban ngày, những khi chơi đùa với bạn. Lộ cũng thường vạch đất vẽ bầu trời chia chỗ này mặt trăng, chỗ kia mặt trời cùng vị trí các chòm sao. Lớn lên rất tinh thông lý số, giỏi kinh Dịch. Có thể nói: trên đời có một không hai.
Có lần quan Thái thú Lạng gia là Đan tử Xuân nghe tiếng bèn mời Lộ đến nhà chơi. Hôm ấy, nhà có hơn trăm người khách đang chuyện trò đều là những tay ăn nói. Lộ xin uống rượu để có thêm hào khí rồi mới dám đối đáp. Tử Xuân bằng lòng ngay rồi đem những triết lý trong kinh Dịch ra hỏi. Quản Lộ đối đáp trơn tru, lý luận sâu sắc. Tử Xuân cố gắng hết sức mà cũng không thể bắt bẻ được chút nào. Cả hai say sưa tranh biện, quên cả ăn uống. Mọi người trong đình thán phục vô cùng. Quản Lộ nổi tiếng thần đồng từ đó.
Bói dịch biết chuyện ma quỷ.
Tài bói dịch của Quản Lộ được chứng nghiệm rất nhiều lần. Người ta kể lại rằng: Nhà một nông dân tên là Quách Ân, có ba anh em đều bị thọt chân, bèn mới Quản Lộ về bói. quản Lộ đến nơi, gieo quẻ xong rồi nói:
- Nhà anh bị một nữ quỷ phá hại. Trước đây, nếu không phải bác gái thì cũng thím anh gặp năm mất mùa, tham một thúng gạo, nỡ xô người ta xuống giếng, lấy đá lấp lại, người đó chết đi, oan hồn lên trời kiện, nên anh em nhà anh phải chịu ác báo. Cái ác báo này dù anh em nhà anh có cúng tế tới đâu cũng không ăn thua gì.
Ba anh em nhà nay nghe xong toát mồ hôi và công nhận: trước đây nghe nói người thím có giết một người đội một thúng gạo. Quan huyện lệnh Tín đô nghe chuyện, bèn đem việc vợ bị đau đầu, con bị bệnh tim chữa lâu mà không khỏi, bệnh càng ngày càng nặng ra nhờ Quản Lộ bói. Bói xong, Lộ cho biết:
- Ở phía Tây nhà ông, dưới gốc cây có hai cái xác người. Một thây cầm xà mâu, một thây cầm cung đầu quay vào trong vách. Thây cầm cung nhắm vào ngực nên con ông bị đau tim. Thây cầm xà mâu nhắm vào đầu nên vợ ông đau đầu.
Quan huyện lệnh bái tạ ra về và sai gia nhân đào ở góc nhà phía Tây lên thì quả nhiên có thấy hai chiếc quan tài. Mở nắp ra thấy có hai bộ xương, một cầm cung, một cầm xà mâu nhưng đã bị mục nát cả. Quan cho đem hai cái thây ra ngoài thành mười dặm mà an táng. Từ đó, bệnh của vợ con ông dần dần bớt rồi dứt hẳn.
Đoán đúng vật đậy kín:
Không riêng những chuyện đã xảy ra, mà chuyện trước mắt Quản lộ đoán cũng không hề sai. Có lần Huyện lệnh đất Quán đào là Gia cát Nguyên đổi đi nhậm chức Thái thú quận Tân hương. Quản Lộ đến tiễn hành. Mọi người bàn tán Lộ có tài đoán đúng vật đậy trong hộp kín. Nguyên không tin bèn thử tài. Ông vào nhà lấy ba vật khác nhau, bỏ vào trong hộp dán kín rồi đưa cho Lộ xem. Lộ gieo quẻ xong thì lần lượt viết lên mỗi hộp bốn câu thơ.
Trên hộp thứ nhất có bài thơ như sau:
Bầu khí biến mất
Nương trên mái nhà
Hình chia trống mái
Lông cánh phô ra.
Quả nhiên là hộp đó đựng trứng chim én.
Trên hộp thứ hai:
Nhà treo lửng lơ
Cửa sổ vô số
Chứa những tinh hoa
Mùa thu thì nở.
Mọi người mở ra thì thấy đó là một tổ ong.
Và trên chiếc hộp thứ ba Lộ viết:
Mon men chân dài
Nhà tơ chắn lối
Lần lượt tìm mồi
Lợi về đêm tối.
Trong hộp quả là đựng một con nhện.
Mọi người xem xong ai nấy đều rất kinh ngạc. Có một bà lão bị mất trâu, không biết ai bắt, mếu máo đến nhờ Quản Lộ tìm giúp. Quản Lộ gieo quẻ rồi nói:
Ngoài bờ khi bắt
Bảy đứa mổ ra
Đến tìm lập tức
Còn thấy lông da.
Bà lão nghe nói vội vàng đi tìm, quả nhiên thấy những tên trộm đã làm thịt con trâu xong, đang nấu nước bên bờ khe. Da thịt còn treo ngoài trại, bèn đi trình Thái thú Lưu Bân. Bân cho lính đến bắt được bảy tên trộm. Rồi hỏi đầu đuôi câu chuyện, bà lão thực tình kể. Bân không tin cho người đi mời Quản Lộ đến, rồi lấy cái túi ấn và lấy cái lông gà rừng ra bỏ vào hộp đem cho Lộ đoán.
Lộ gieo quẻ rồi đoán hộp thứ nhất:
Trong vuông ngoài tròn
Năm sắc chỉ luồn
Đựng của giữ tín
Hiện ra chữ son.
Đây hẳn là cái túi đựng ấn tín.
Và hộp thứ hai:
Đậu trên cây núi
Lông cánh vàng ối
Mình gấm đốm đen
Gáy sáng không lỗi.
Đây hẳn là lông gà rừng.
Lưu Bân nghe xong kinh hãi không dám coi thường nữa, vội mời vào trong đãi làm thượng khách.
Tiết lộ thiên cơ.
Người ta còn kể: Một hôm đẹp trời, Lộ ra ngoài đồng dạo chơi, thấy thanh niên đang cày ruộng. Lộ dừng lại ngắm một chút rồi hỏi:
- Anh kia! Có thể nào cho tôi biết tên được không và anh bao nhiêu tuổi rồi?
Chàng kia đáp:
- Tôi tên là Triệu Nhan, mười chín tuổi, chẳng hay tiên sinh là ai?
Quản Lộ nói:
- Ta đây là Quản Lộ. Ta thấy trên mặt anh hiện ra đường tử khí. Vì vậy, chỉ còn ba ngày nữa là bỏ mạng. Tiếc thay, anh dáng người đẹp đẽ thế mà không thọ.
Triệu Nhan nghe nói lòng hồi hộp vô cùng, vội chạy về nhà báo tin cho cha mẹ hay. Người cha lập tức đi tìm Quản Lộ, rồi vừa khóc vừa nói:
- Xin tiên sinh rủ lòng thương xót cứu mạng cho con tôi một phen.
Quản Lộ nói:
- Số trời đã định, dù tôi có phép tiên cũng không thể nào cứu được.
Ông lão một mực quỳ lạy van nài:
- Suốt đời tôi chỉ có một đứa con này, xin ngài thương hại mà cứu lấy nó.
Triệu Nhan lúc bấy giờ cũng phục xuống trước mặt Quản Lộ và khóc lóc. Quản Lộ nhìn thấy cảnh này cũng không nở bỏ đi, bèn nói:
- Thôi anh đừng khóc nữa. Hãy về kiếm lấy ít rượu ngon và thịt nai thơm. Ngày mai mang lên núi Nam sơn, tìm đến một gốc cây cổ thụ, sẽ thấy một phiến đá có hai ông già đang ngồi đánh cờ. Một người quay mặt về hướng Nam, mặc áo trắng, mặt mày hung tợn. Một người quay mặt về hướng Bắc, mặc áo hồng, gương mắt hiền lành. Thừa lúc hai người mãi lo đánh cờ, anh cứ bày rượu thịt ra mà dâng lên. Đợi khi họ ăn uống xong thì phục xuống mà khóc lóc xin thêm tuổi thọ. Như thế may ra còn có cơ may sống sót. Nhưng cần nhất là không được tiết lộ tên tôi đấy nhé!
Ông
lão mừng rỡ vội mời Quản Lộ về nhà. Hôm
sau Triệu Nhan y lời Quản Lộ chỉ bảo, đem
rượu thịt lên núi Nam Sơn và quả nhiên thấy có hai người đang ngồi đánh cờ dưới
gốc cây, dáng dấp phi phàm. Chàng rón rén đến gần, nhưng hai người chẳng ai để ý đến. Triệu Nhan bày rượu thịt và cứ thế mà dâng lên. Hai người vì mãi mê đánh cờ nên cứ thế mà nâng
chén, cứ thế cho đến lúc không còn gì để dâng nữa. Lúc ấy, Triệu
Nhan mới quỳ xuống khóc lóc và lạy xin thêm tuổi thọ. Hai người lúc bấy giờ mới giật mình quay lại
nhìn Triệu Nhan chằm chằm, rồi
người mặc áo hồng mới nói với người mặc áo trắng:
- Đây hẳn là Quản Lộ đã xúi nó đến đây, nhưng ta đã dùng lễ vật của nó, làm thế nào mà từ chối được.
Ngưới mặc áo trắng lật sổ ra xem một lúc rồi nói:
- Nhà người năm nay mười chín tuổi đáng lẽ phải chết. Nay ta cho thêm chữ Cửu lên trên nên có thể thọ đến chín mươi chín. Nhưng phải về nói với Quản Lộ là từ nay không được tiết lộ thiên cơ nữa, nếu không trời sẽ khiển trách đó.
Dứt lời, ông lấy bút ra sửa lại vài nét trong sổ. Rồi một cơn gió thổi qua, hai người biến thành hai con hạc bay lên trời mất dạng. Triệu Nhan hết sức mừng rỡ, vội về nhà thuật lại mọi chuyện cho cha nghe, đồng lời nhắn lại những lời của ông lão, rồi hỏi Quản Lộ về lai lịch hai ông lão ấy. Quản Lộ cho biết đó là Nam Tào và Bắc Đẩu hai vị tiên chuyên lo việc sinh tử của nhân loại. Cha con Triệu Nhan vui mừng khôn xiết, lạy tạ Quản Lộ đã có công cứu mạng. Còn Quản Lộ từ đó không dám tiết lộ thiên cơ nữa vì sợ phạm tội.
Quản Lộ và Tào Tháo.
Nói về Tào Tháo, sau khi gục xuống một lát thì trời quang mây tạnh, những thây người đều biến mất. Quân hầu vội dìu Tháo vào cung. Đến lúc tỉnh lại, Tháo trong lòng lo lắng, không hiểu có chuyện sẽ xảy ra nên phát bệnh nặng, thuốc thang thế nào cũng không bớt. Nhân dịp có quan Thái sử Thừa là Hứa Chi từ Hứa đô đến Nghiệp quận thăm, Tháo cho vời vào hỏi chuyện xem có người nào giỏi về Bói Dịch không. Hứa Chi tiến cử Quản Lộ và đem những chuyện thuật cho Tháo nghe. Tháo mừng rở vô cùng, vội cho người đến Bình nguyên triệu Quản Lộ về. Quản Lộ đến nơi được Tháo nhờ gieo quẻ để đoán bệnh. Một lát sau Lộ nói:
- Ngài mắc phải ảo thuật của Tả Từ rồi, nhưng không có gì đáng ngại đâu.
Nghe xong, Tháo thở một hơi dài khoan khoái như vừa trút xong một gánh nặng. Đoạn Tháo nhờ Lộ bói một quẻ để xem việc thiên hạ. Quản Lộ lại gieo quẻ rồi đoán:
Ba tám ngang dọc
Phía nam định quân
Lợn vàng gặp cọp
Bị gãy một chân.
Khi Tháo hỏi về hậu vận con cháu thì Lộ cho biết:
Trong cung sư tử
Được yên thần vị
Đạo vương canh tân
Con cháu đại quý.
Thấy còn mập mờ, Tháo muốn hỏi thêm cho kỹ thì Lộ nói:
- Số trời mông mông không thể đoán được. Đợi sau này sẽ ứng nghiệm.
Tháo không dám hỏi nữa và ngỏ ý muốn phong quan cho Quản Lộ. Lộ từ chối và giải thích:
- Tôi tướng cùng, vì xương trán không phải “chủ cốt”, con ngươi không phải “thủ tinh”, sống mũi không có “lương trụ”, chân không phải kiêu “thiên căn”, lưng không “tam tháp”, bụng thiếu “tam nhâm”, nên chỉ có thể trừ ma quỷ, chứ không thể trị được thiên hạ.
Tháo lại hỏi:
- Vậy ngài thử đoán xem tướng của tôi thế nào?
Quản Lộ khôn khéo trả lời:
- Ngôi nhân thần đã đến cực phẩm còn phải coi tướng làm gì nữa?
Tháo còn cố hỏi, nhưng Lộ chỉ cười không đáp. Thấy vậy, Tháo bảo Lộ xem tướng các quan văn võ đang ngồi xem thế nào. Lộ nhìn qua một lượt rồi nói:
- Đều là bày tôi đời trị.
Tháo lại hỏi thăm tình hình hai xứ Đông Ngô - Tây Thục. Lộ cho biết:
- Đông ngô sắp mất một viên đại tướng, còn Tây Thục thì sắp đem quân xâm phạm biên cương.
Tháo còn đang nghi hoặc thì đã có quân vào báo:
- Đô đốc Đông ngô trấn thủ ở Lục Khẩu là Lỗ Túc đã từ trần.
Tháo giật mình vội cho quân thám thính Hán Trung. Hai ngày sau thám tử về báo:
- Lưu Huyền Đức sai Trương Phi và Mã Siêu đóng quân ở Hạ Biện, có ý muốn đánh chiếm quan ải.
Tháo nổi giận, định xua quân vào Hán Trung tử chiến, bèn nhờ Lộ bói xem một quẻ xem cát hung thế nào. Lộ gieo quẻ rồi nói:
- Đại vương đừng vội động binh, vì mùa xuân tới đây Hứa Đô thế nào cũng bị một trận hỏa tai dữ dội.
Tháo thấy mọi việc Quản Lộ nói đều đúng cả nên không dám xuất binh. Về sau quả nhiên Hứa Đô bị một trận hỏa tai lớn do Kim Vy, Vi Hoảng và Cảnh Kỷ làm phản mưu diệt Tào hưng Hán nhân ngày lễ Nguyên tiêu. Dẹp loạn xong, Tháo đem vàng ngọc trọng thưởng cho Quản Lộ, nhưng ông từ chối và xin được về quê.
Cái chết và sự trả thù của Quản Lộ.
Mặc dù Lộ không làm quan, nhưng mỗi khi gặp chuyện gì khó khăn, Tháo đều cho người đến hỏi để biết cát hung của sự việc. Khi nhà Tấn lên làm vua, những ai đã từng đột pháo xông tên hoặc bày mưu hiến kế cho Tháo đều bị bắt. Quản Lộ được coi là “cái túi khôn” của Tào Tháo nên cũng chịu chung số phận. Một buổi chiều, Lộ đang đi bỗng nhiên vấp chân một cái. Nhìn xuống đất thấy không có cái gì cả. Lộ “đánh tay” biết mạng mình sẽ bị tuyệt trong nay mai, nên tối hôm đó, ông đã thức suốt đêm, đem tất cả những cái sở học ra viết thành một “Tức cẩm nang” nhờ người trao lại bốn đời sau để báo thù.
Hôm sau, quả nhiên quân lính đến bắt Quản Lộ ra pháp trường xử trảm. Sắp đến Quản Lộ bị hành hình thì một trận cuồng phong nổi lên, cuốn cái mũ của vua Tấn bay lên trên không trung. Lộ nói:
- Nếu cái mũ rơi xuống đất là điềm ta báo được thù.
Quái lạ thay, cái mũ đảo lộn trên không một lúc rồi rơi xuống úp vào đầu con ngựa mà vua Tấn đang cỡi. Quản Lộ thấy thế thở dài cúi đầu xuống mà chịu chết. Người đời sau có làm thơ khen Quản Lộ rằng:
Bình Nguyên quân tử có kỳ tài
Bắc đẩu Nam tào tính đến nơi
Gieo quẻ lần tìm ra dấu quỷ
Bói kinh đoán trước cả cơ trời
Số người thọ yểu rành xem tướng
Bản mệnh hèn sang tự biết rồi
Diệu thuật linh khoa kia khá tiếu
Chẳng đem truyền lại được cho đời.
Bốn đời sau, trong dòng họ của Quản Lộ lại có kỳ tài xuất hiện. Đó là Quản Bật. Bật có diện mạo giống Lộ như khuôn đúc: học rất giỏi, mắt rất tinh, có thể đếm được các vì sao trên trời. Và điều lạ lùng hơn nữa là Bật cũng giỏi về khoa lý số giống y như ông tổ bốn đời là Quản Lộ. Người ta không thể ngờ được rằng: Bật chính là Lộ tái sinh để quyết giết cho được một người con cháu của Tư mã Ý mà báo thù.
Theo đúng như cẩm nang mà Lộ truyền lại. Bật đã vào cung đoán mộng cho vua Tấn rồi khéo léo xui ông vua này lên Định Quân Sơn đào mả Khổng Minh để tìm "Thanh Thư cẩm nang". Khổng Minh trước khi chết có làm một cái lăng giả ở trong chứa đầy các máy móc, cùng những ám khí hiểm độc, mục đích giết hại những kẻ tham lam dám xâm phạm mộ phần của mình: Nhưng chủ ý là nhắm vào các vua nhà Tấn.
Không hẹn mà nên. Cả Không Minh lẫn Quản Lộ có cùng chung một mục đích giống nhau, và Quản Lộ với tài “thần cơ diệu toán” đã lấy việc của người làm việc của mình. Không ngờ, mọi việc sắp đặt của cả hai người đều thất bại. Một nhà sư, em ruột của Khổng Minh đã đến đục đẽo, bôi xóa tất cả dấu vết chung quanh lăng của Khổng Minh để không có ai tìm ra được. Đến khi ngôi lăng bị phát giác và không ngăn cản được ý muốn thám hiểm của nhà vua, có một vị sư già đã đi theo sát bên để hộ vệ. Cuối cùng, cũng chính nhà sư đã cho thuốc để cứu mạng khi vua hít phải khói độc từ trong cái hộp bằng đá tỏa ra... Còn Quản Bật trước đó đã viện cớ đau bụng xin lên địa huyệt để rời xa nơi nguy hiểm.
Vua Tấn về triều, đau một trận nặng nhưng rồi được nhà sư cứu khỏi và cho biết đầu đuôi câu chuyện. Như thế, sự báo thù của Quản Lộ đã không thành công đúng như cái điềm báo trước hôm chịu tội ở pháp trường. Sau đó, vua Tấn cho người về quê tìm Quản Bật, nhưng Bật đã không còn ở đó nữa. Người ta không rõ cuộc đời về sau của ông như thế nào.
Lời bàn của người thuật.
Thời Tam quốc xảy ra cách đây cả ngàn năm. Vào thời đó, nếu có những người như Tả Từ thì cũng phải có những người như Quản Lộ. Đã có người như Quản Lộ tất sẽ có hai ông tiên đánh cờ dưới gốc cây, để vai trò của nhà tiên tri được đầy đủ. Bói Dịch mà tài tình như Quản Lộ thì thật là hiếm có. Tài tình đến độ tiên trên trời cũng biết nữa thì thật là siêu đẳng, không còn ai hơn được.
Ta đã thấy học bói Dịch mà tới nơi tới chốn có thể giúp ta hiểu được mọi chuyện xảy ra chung quanh mình, không sót tí gì từ việc lớn đến việc nhỏ. Nhưng muốn đạt đến mức đó, con người tưởng chừng như phải có được một sự cảm thông linh ứng hoàn toàn với ngoại vật, không còn bị những cái ham muốn nhỏ nhen tầm thường che khuất tâm trí nữa.
Cho hay những bậc đại nhân trong thiên hạ từ trước tới nay thường là những người biết "tri túc”. Chính vì thế, ta thấy việc Quản Lộ từ chối bổng lộc của Tào Tháo là điều dĩ nhiên. Cho dù có ham danh lợi đi nữa mà biết rõ mình, rồi thấy được tâm địa của Tháo, Quản Lộ cũng không thể ra làm quan được. Đã coi thường Tháo, thì cái đám quan lại chầu chực chung quanh Tháo, Lộ còn coi ra vẻ gì!
Câu nói: ”Đều là bầy tôi đời trị” nếu không phải là câu trả lời cho xuôi tai, thì đó chính là một câu nói khinh thường hết sức. Đọc truyện ta thấy, không ai hỏi thăm lôi thôi bằng Tháo, đã biết mệnh trời không thể nào đổi được mà cứ cố hỏi thì có ích gì, để cho người thấy rõ cái óc vụ lợi và cái bụng gian hùng của mình mà thôi. Những câu trả lời úp mở của Lộ đã giúp Lộ không bị hại đến thân, lại giữ được thể diện mà Tháo không thể nào bắt bẻ chỗ nào được.
Chữ Sư tử trong câu: “Trong cung sư tử” phải chăng ám chỉ Tư mã Sư người đã cướp ngôi của Tào Phi sau này? Khi chết, Tào Tháo đã làm giả một trăm ngôi mộ, để đời sau không ai biết đâu mà phạm đến hài cốt. Khổng minh xây lăng để giết hại con cháu Tư Mã Ý. Quản Lộ quyết chí báo thù truyền đến bốn đời mới thôi. Tất cả những điều ấy chứng tỏ là người Đông Phương, đặc biệt là người Trung hoa có một nội tâm vô cùng sâu sắc, nhờ hiểu biết tường tận khoa lý số hơn các dân tộc khác. Nhưng sâu sắc đôi khi quá đáng và trở thành thâm hiểm. Tuy vậy, tất cả mọi sự đều không qua được mệnh trời và tất cả những sự chống đối đều trở nên vô ích.
Riêng về chuyện tiết lộ thiên cơ của Quản Lộ ta thấy nó hao hao giống một vài truyện cổ của ta. Nhân loại đã gặp nhau khi đồng hóa tiên và tục. Nam tào và Bắc đẩu dù ở thượng giới cũng ham chơi cờ, cũng đãng trí và cũng ham nhậu nhẹt như ai, người và tiên cũng gặp nhau quá dễ dàng. Tiếc thay, cái thời hoàng kim tốt đẹp đó không còn nữa. Chẳng trách mà trần gian này càng ngày càng xa cách cõi thiên đường.
- Đây hẳn là Quản Lộ đã xúi nó đến đây, nhưng ta đã dùng lễ vật của nó, làm thế nào mà từ chối được.
Ngưới mặc áo trắng lật sổ ra xem một lúc rồi nói:
- Nhà người năm nay mười chín tuổi đáng lẽ phải chết. Nay ta cho thêm chữ Cửu lên trên nên có thể thọ đến chín mươi chín. Nhưng phải về nói với Quản Lộ là từ nay không được tiết lộ thiên cơ nữa, nếu không trời sẽ khiển trách đó.
Dứt lời, ông lấy bút ra sửa lại vài nét trong sổ. Rồi một cơn gió thổi qua, hai người biến thành hai con hạc bay lên trời mất dạng. Triệu Nhan hết sức mừng rỡ, vội về nhà thuật lại mọi chuyện cho cha nghe, đồng lời nhắn lại những lời của ông lão, rồi hỏi Quản Lộ về lai lịch hai ông lão ấy. Quản Lộ cho biết đó là Nam Tào và Bắc Đẩu hai vị tiên chuyên lo việc sinh tử của nhân loại. Cha con Triệu Nhan vui mừng khôn xiết, lạy tạ Quản Lộ đã có công cứu mạng. Còn Quản Lộ từ đó không dám tiết lộ thiên cơ nữa vì sợ phạm tội.
Quản Lộ và Tào Tháo.
Nói về Tào Tháo, sau khi gục xuống một lát thì trời quang mây tạnh, những thây người đều biến mất. Quân hầu vội dìu Tháo vào cung. Đến lúc tỉnh lại, Tháo trong lòng lo lắng, không hiểu có chuyện sẽ xảy ra nên phát bệnh nặng, thuốc thang thế nào cũng không bớt. Nhân dịp có quan Thái sử Thừa là Hứa Chi từ Hứa đô đến Nghiệp quận thăm, Tháo cho vời vào hỏi chuyện xem có người nào giỏi về Bói Dịch không. Hứa Chi tiến cử Quản Lộ và đem những chuyện thuật cho Tháo nghe. Tháo mừng rở vô cùng, vội cho người đến Bình nguyên triệu Quản Lộ về. Quản Lộ đến nơi được Tháo nhờ gieo quẻ để đoán bệnh. Một lát sau Lộ nói:
- Ngài mắc phải ảo thuật của Tả Từ rồi, nhưng không có gì đáng ngại đâu.
Nghe xong, Tháo thở một hơi dài khoan khoái như vừa trút xong một gánh nặng. Đoạn Tháo nhờ Lộ bói một quẻ để xem việc thiên hạ. Quản Lộ lại gieo quẻ rồi đoán:
Ba tám ngang dọc
Phía nam định quân
Lợn vàng gặp cọp
Bị gãy một chân.
Khi Tháo hỏi về hậu vận con cháu thì Lộ cho biết:
Trong cung sư tử
Được yên thần vị
Đạo vương canh tân
Con cháu đại quý.
Thấy còn mập mờ, Tháo muốn hỏi thêm cho kỹ thì Lộ nói:
- Số trời mông mông không thể đoán được. Đợi sau này sẽ ứng nghiệm.
Tháo không dám hỏi nữa và ngỏ ý muốn phong quan cho Quản Lộ. Lộ từ chối và giải thích:
- Tôi tướng cùng, vì xương trán không phải “chủ cốt”, con ngươi không phải “thủ tinh”, sống mũi không có “lương trụ”, chân không phải kiêu “thiên căn”, lưng không “tam tháp”, bụng thiếu “tam nhâm”, nên chỉ có thể trừ ma quỷ, chứ không thể trị được thiên hạ.
Tháo lại hỏi:
- Vậy ngài thử đoán xem tướng của tôi thế nào?
Quản Lộ khôn khéo trả lời:
- Ngôi nhân thần đã đến cực phẩm còn phải coi tướng làm gì nữa?
Tháo còn cố hỏi, nhưng Lộ chỉ cười không đáp. Thấy vậy, Tháo bảo Lộ xem tướng các quan văn võ đang ngồi xem thế nào. Lộ nhìn qua một lượt rồi nói:
- Đều là bày tôi đời trị.
Tháo lại hỏi thăm tình hình hai xứ Đông Ngô - Tây Thục. Lộ cho biết:
- Đông ngô sắp mất một viên đại tướng, còn Tây Thục thì sắp đem quân xâm phạm biên cương.
Tháo còn đang nghi hoặc thì đã có quân vào báo:
- Đô đốc Đông ngô trấn thủ ở Lục Khẩu là Lỗ Túc đã từ trần.
Tháo giật mình vội cho quân thám thính Hán Trung. Hai ngày sau thám tử về báo:
- Lưu Huyền Đức sai Trương Phi và Mã Siêu đóng quân ở Hạ Biện, có ý muốn đánh chiếm quan ải.
Tháo nổi giận, định xua quân vào Hán Trung tử chiến, bèn nhờ Lộ bói xem một quẻ xem cát hung thế nào. Lộ gieo quẻ rồi nói:
- Đại vương đừng vội động binh, vì mùa xuân tới đây Hứa Đô thế nào cũng bị một trận hỏa tai dữ dội.
Tháo thấy mọi việc Quản Lộ nói đều đúng cả nên không dám xuất binh. Về sau quả nhiên Hứa Đô bị một trận hỏa tai lớn do Kim Vy, Vi Hoảng và Cảnh Kỷ làm phản mưu diệt Tào hưng Hán nhân ngày lễ Nguyên tiêu. Dẹp loạn xong, Tháo đem vàng ngọc trọng thưởng cho Quản Lộ, nhưng ông từ chối và xin được về quê.
Cái chết và sự trả thù của Quản Lộ.
Mặc dù Lộ không làm quan, nhưng mỗi khi gặp chuyện gì khó khăn, Tháo đều cho người đến hỏi để biết cát hung của sự việc. Khi nhà Tấn lên làm vua, những ai đã từng đột pháo xông tên hoặc bày mưu hiến kế cho Tháo đều bị bắt. Quản Lộ được coi là “cái túi khôn” của Tào Tháo nên cũng chịu chung số phận. Một buổi chiều, Lộ đang đi bỗng nhiên vấp chân một cái. Nhìn xuống đất thấy không có cái gì cả. Lộ “đánh tay” biết mạng mình sẽ bị tuyệt trong nay mai, nên tối hôm đó, ông đã thức suốt đêm, đem tất cả những cái sở học ra viết thành một “Tức cẩm nang” nhờ người trao lại bốn đời sau để báo thù.
Hôm sau, quả nhiên quân lính đến bắt Quản Lộ ra pháp trường xử trảm. Sắp đến Quản Lộ bị hành hình thì một trận cuồng phong nổi lên, cuốn cái mũ của vua Tấn bay lên trên không trung. Lộ nói:
- Nếu cái mũ rơi xuống đất là điềm ta báo được thù.
Quái lạ thay, cái mũ đảo lộn trên không một lúc rồi rơi xuống úp vào đầu con ngựa mà vua Tấn đang cỡi. Quản Lộ thấy thế thở dài cúi đầu xuống mà chịu chết. Người đời sau có làm thơ khen Quản Lộ rằng:
Bình Nguyên quân tử có kỳ tài
Bắc đẩu Nam tào tính đến nơi
Gieo quẻ lần tìm ra dấu quỷ
Bói kinh đoán trước cả cơ trời
Số người thọ yểu rành xem tướng
Bản mệnh hèn sang tự biết rồi
Diệu thuật linh khoa kia khá tiếu
Chẳng đem truyền lại được cho đời.
Bốn đời sau, trong dòng họ của Quản Lộ lại có kỳ tài xuất hiện. Đó là Quản Bật. Bật có diện mạo giống Lộ như khuôn đúc: học rất giỏi, mắt rất tinh, có thể đếm được các vì sao trên trời. Và điều lạ lùng hơn nữa là Bật cũng giỏi về khoa lý số giống y như ông tổ bốn đời là Quản Lộ. Người ta không thể ngờ được rằng: Bật chính là Lộ tái sinh để quyết giết cho được một người con cháu của Tư mã Ý mà báo thù.
Theo đúng như cẩm nang mà Lộ truyền lại. Bật đã vào cung đoán mộng cho vua Tấn rồi khéo léo xui ông vua này lên Định Quân Sơn đào mả Khổng Minh để tìm "Thanh Thư cẩm nang". Khổng Minh trước khi chết có làm một cái lăng giả ở trong chứa đầy các máy móc, cùng những ám khí hiểm độc, mục đích giết hại những kẻ tham lam dám xâm phạm mộ phần của mình: Nhưng chủ ý là nhắm vào các vua nhà Tấn.
Không hẹn mà nên. Cả Không Minh lẫn Quản Lộ có cùng chung một mục đích giống nhau, và Quản Lộ với tài “thần cơ diệu toán” đã lấy việc của người làm việc của mình. Không ngờ, mọi việc sắp đặt của cả hai người đều thất bại. Một nhà sư, em ruột của Khổng Minh đã đến đục đẽo, bôi xóa tất cả dấu vết chung quanh lăng của Khổng Minh để không có ai tìm ra được. Đến khi ngôi lăng bị phát giác và không ngăn cản được ý muốn thám hiểm của nhà vua, có một vị sư già đã đi theo sát bên để hộ vệ. Cuối cùng, cũng chính nhà sư đã cho thuốc để cứu mạng khi vua hít phải khói độc từ trong cái hộp bằng đá tỏa ra... Còn Quản Bật trước đó đã viện cớ đau bụng xin lên địa huyệt để rời xa nơi nguy hiểm.
Vua Tấn về triều, đau một trận nặng nhưng rồi được nhà sư cứu khỏi và cho biết đầu đuôi câu chuyện. Như thế, sự báo thù của Quản Lộ đã không thành công đúng như cái điềm báo trước hôm chịu tội ở pháp trường. Sau đó, vua Tấn cho người về quê tìm Quản Bật, nhưng Bật đã không còn ở đó nữa. Người ta không rõ cuộc đời về sau của ông như thế nào.
Lời bàn của người thuật.
Thời Tam quốc xảy ra cách đây cả ngàn năm. Vào thời đó, nếu có những người như Tả Từ thì cũng phải có những người như Quản Lộ. Đã có người như Quản Lộ tất sẽ có hai ông tiên đánh cờ dưới gốc cây, để vai trò của nhà tiên tri được đầy đủ. Bói Dịch mà tài tình như Quản Lộ thì thật là hiếm có. Tài tình đến độ tiên trên trời cũng biết nữa thì thật là siêu đẳng, không còn ai hơn được.
Ta đã thấy học bói Dịch mà tới nơi tới chốn có thể giúp ta hiểu được mọi chuyện xảy ra chung quanh mình, không sót tí gì từ việc lớn đến việc nhỏ. Nhưng muốn đạt đến mức đó, con người tưởng chừng như phải có được một sự cảm thông linh ứng hoàn toàn với ngoại vật, không còn bị những cái ham muốn nhỏ nhen tầm thường che khuất tâm trí nữa.
Cho hay những bậc đại nhân trong thiên hạ từ trước tới nay thường là những người biết "tri túc”. Chính vì thế, ta thấy việc Quản Lộ từ chối bổng lộc của Tào Tháo là điều dĩ nhiên. Cho dù có ham danh lợi đi nữa mà biết rõ mình, rồi thấy được tâm địa của Tháo, Quản Lộ cũng không thể ra làm quan được. Đã coi thường Tháo, thì cái đám quan lại chầu chực chung quanh Tháo, Lộ còn coi ra vẻ gì!
Câu nói: ”Đều là bầy tôi đời trị” nếu không phải là câu trả lời cho xuôi tai, thì đó chính là một câu nói khinh thường hết sức. Đọc truyện ta thấy, không ai hỏi thăm lôi thôi bằng Tháo, đã biết mệnh trời không thể nào đổi được mà cứ cố hỏi thì có ích gì, để cho người thấy rõ cái óc vụ lợi và cái bụng gian hùng của mình mà thôi. Những câu trả lời úp mở của Lộ đã giúp Lộ không bị hại đến thân, lại giữ được thể diện mà Tháo không thể nào bắt bẻ chỗ nào được.
Chữ Sư tử trong câu: “Trong cung sư tử” phải chăng ám chỉ Tư mã Sư người đã cướp ngôi của Tào Phi sau này? Khi chết, Tào Tháo đã làm giả một trăm ngôi mộ, để đời sau không ai biết đâu mà phạm đến hài cốt. Khổng minh xây lăng để giết hại con cháu Tư Mã Ý. Quản Lộ quyết chí báo thù truyền đến bốn đời mới thôi. Tất cả những điều ấy chứng tỏ là người Đông Phương, đặc biệt là người Trung hoa có một nội tâm vô cùng sâu sắc, nhờ hiểu biết tường tận khoa lý số hơn các dân tộc khác. Nhưng sâu sắc đôi khi quá đáng và trở thành thâm hiểm. Tuy vậy, tất cả mọi sự đều không qua được mệnh trời và tất cả những sự chống đối đều trở nên vô ích.
Riêng về chuyện tiết lộ thiên cơ của Quản Lộ ta thấy nó hao hao giống một vài truyện cổ của ta. Nhân loại đã gặp nhau khi đồng hóa tiên và tục. Nam tào và Bắc đẩu dù ở thượng giới cũng ham chơi cờ, cũng đãng trí và cũng ham nhậu nhẹt như ai, người và tiên cũng gặp nhau quá dễ dàng. Tiếc thay, cái thời hoàng kim tốt đẹp đó không còn nữa. Chẳng trách mà trần gian này càng ngày càng xa cách cõi thiên đường.
Hoàng sinh
LƯỢNG
THIÊN XÍCH.St