NGUYÊN LÝ KHỞI LỆ CỦA PHI THIÊN LỘC
Phi thiên lộc là Cát thần niên phương, dùng để chọn thời gian cho việc khai sơn lập hướng hoặc tu tạo trong lý luận Phong thủy, bổ trợ Cát khí cho địa vận và gia đạo.
"Tuyển trạch tông kính" viết rằng: "Lộc Mã Quý nhân, Sơn phương phùng cát. Trong Ngũ hổ độn thì có lực, ngoài độn thì yếu hơn."
"Thông thư" nói rằng: "Mã đáo đầu non, người phú quý - Lộc đáo đầu non, vượng tử tôn. Nếu gặp Lộc Mã cùng nhau đến thì nghìn lành trăm phúc tự đến kèm."
Nguyên lý là dùng Chân lộc của Thái tuế, theo Nguyệt kiến nhập vào trung cung, phi theo bộ vị Lượng Thiên Xích, chân Lộc đến cung nào thì cung đó có Phi thiên lộc của tháng đó.
Xét thấy: Phi thiên lộc là phương vị Cát thần trong năm, tùy theo từng tháng sẽ lần lượt bay tới chín cung, vì vậy mới gọi là Phi thiên. Phương pháp xác định là, đầu tiên tìm Can chi Tuế lộc của năm, đây được gọi là Chân lộc. Sau đó lấy Can chi của Nguyệt kiến nhập vào trung cung, theo Cửu cung mà phi thuận, gặp Chân lộc ở cung nào thì cung đó được cho là cát.
Như năm Giáp tý, Thiên lộc tại Dần, dùng Ngũ hổ độn, độn được là Bính dần. Vậy Bính dần là Chân lộc của năm Giáp tý. Tháng giêng của năm Giáp tý có Nguyệt kiến là Bính dần. Lấy nguyệt kiến Bính dần nhập trung cung, cũng tức là Chân lộc tại trung cung.
Tháng 2 là Đinh mão, lấy Đinh mão nhập trung cung, phi thuận thì Bính dần tới cung Khảm, vì vậy tháng 2 Phi thiên lộc tại cung khảm.
Tháng 3 là Mậu thìn, lấy Mậu thìn nhập trung cung, phi thuận thì Bính dần tới cung Ly, vì vậy tháng 3 Phi thiên lộc tại cung Ly.
Các tháng khác phỏng theo như thế.
Như năm Ất sửu, Thiên lộc tại Mão, dùng Ngũ hổ độn, độn được là Kỷ mão. Vậy Kỷ mão là Chân lộc của năm Ất sửu. Tháng giêng của năm Ất sửu có Nguyệt kiến là Mậu dần. Lấy nguyệt kiến Mậu dần nhập trung cung, phi thuận thì Kỷ mão tới cung Càn, vì vậy tháng giêng Phi thiên lộc tại cung Càn.
Tháng 2 là Kỷ mão, lấy Kỷ mão nhập trung cung, vì vậy tháng 2 Phi thiên lộc tại trung cung.
Tháng 3 là Canh thìn, lấy Canh thìn nhập trung cung, phi thuận thì Kỷ mão tại cung Khảm, vì vậy tháng 3 Phi thiên lộc tại cung Khảm.
Các tháng khác phỏng theo như thế.
Dưới đây là đồ hình Phi thiên lộc lập thành để độc giả dễ khảo cứu.
Đây là thuyết được đề cập trong "Tông kính", Lấy cả Can chi của Lộc để tính toán. Còn thuyết được "Thông thư" nêu ra thì đơn giản hơn, chỉ lấy Địa chi của Lộc để tính toán mà không đưa Thiên can vào.
Như năm Giáp tý, Lộc tại Dần. Tháng giêng kiến Dần. Lấy Dần nhập trung cung, tức là Phi thiên lộc của tháng giêng tại trung cung.
Tháng 2 kiến Mão. Lấy Mão nhập trung cung, phi thuận thì Dần tại cung Đoài, tức là Phi thiên lộc của tháng 2 tại cung Đoài.
Tháng 3 kiến Thìn. Lấy Thìn nhập trung cung, phi thuận thì Dần tại cung Càn, tức là Phi thiên lộc của tháng 3 tại cung Càn.
Tháng 4 kiến Tị. Lấy Tị nhập trung cung, phi thuận thì Dần tại trung cung, tức là Phi thiên lộc của tháng 4 tại trung cung.
Các tháng khác phỏng theo thế.
Như năm Ất sửu, Lộc tại Mão. Tháng giêng kiến Dần. Lấy Dần nhập trung cung, phi thuận thì Mão tới cung Càn, tức là Phi thiên lộc của tháng giêng tại cung Càn.
tháng 2 kiến Mão. Lấy Mão nhập trung cung, tức là Phi thiên lộc của tháng 2 nhập trung cung.
Tháng 3 kiến Thìn. Lấy Thìn nhập trung cung, phi thuận thì Mão tới cung Đoài, tức là Phi thiên lộc của tháng 3 tại cung Đoài.
Tháng 4 kiến Tị. Lấy Tị nhập trung cung, phi thuận thì Mão tới cung Càn, tức là Phi thiên lộc của tháng 4 tại cung Càn.
Tháng 5 kiến Ngọ. Lấy Ngọ nhập trung cung, phi thuận thì Mão tới trung cung, tức là Phi thiên lộc của tháng 5 tại trung cung.
Tháng 6 kiến Mùi. Lấy Mùi nhập trung cung, phi thuận thì Mão tới cung Tốn, tức là Phi thiên lộc của tháng 6 tại cung Tốn.
Các tháng khác phỏng theo thế.
Xét thấy hai thuyết trên đều có lý nên biên soạn ra đây để rộng đường tham khảo.
Lượng Thiên Xích chú: "Phi thiên lộc là một trong những Cát thần dùng cho việc chọn tháng khởi công, động thổ và phương hướng tu tạo. Tuyển trạch gia và Phong thủy gia tùy thuộc vào sơn hướng của cuộc đất để chọn thời gian tốt cho việc khởi tạo này, mục đích là để bổ cát, trừ hung. Năm tháng ngày giờ và phương hướng khởi tạo cần phải xét kỹ theo từng tiêu chí, không thể bỏ qua được vậy."
"Tuyển trạch tông kính" viết rằng: "Lộc Mã Quý nhân, Sơn phương phùng cát. Trong Ngũ hổ độn thì có lực, ngoài độn thì yếu hơn."
"Thông thư" nói rằng: "Mã đáo đầu non, người phú quý - Lộc đáo đầu non, vượng tử tôn. Nếu gặp Lộc Mã cùng nhau đến thì nghìn lành trăm phúc tự đến kèm."
Nguyên lý là dùng Chân lộc của Thái tuế, theo Nguyệt kiến nhập vào trung cung, phi theo bộ vị Lượng Thiên Xích, chân Lộc đến cung nào thì cung đó có Phi thiên lộc của tháng đó.
Xét thấy: Phi thiên lộc là phương vị Cát thần trong năm, tùy theo từng tháng sẽ lần lượt bay tới chín cung, vì vậy mới gọi là Phi thiên. Phương pháp xác định là, đầu tiên tìm Can chi Tuế lộc của năm, đây được gọi là Chân lộc. Sau đó lấy Can chi của Nguyệt kiến nhập vào trung cung, theo Cửu cung mà phi thuận, gặp Chân lộc ở cung nào thì cung đó được cho là cát.
Như năm Giáp tý, Thiên lộc tại Dần, dùng Ngũ hổ độn, độn được là Bính dần. Vậy Bính dần là Chân lộc của năm Giáp tý. Tháng giêng của năm Giáp tý có Nguyệt kiến là Bính dần. Lấy nguyệt kiến Bính dần nhập trung cung, cũng tức là Chân lộc tại trung cung.
Tháng 2 là Đinh mão, lấy Đinh mão nhập trung cung, phi thuận thì Bính dần tới cung Khảm, vì vậy tháng 2 Phi thiên lộc tại cung khảm.
Tháng 3 là Mậu thìn, lấy Mậu thìn nhập trung cung, phi thuận thì Bính dần tới cung Ly, vì vậy tháng 3 Phi thiên lộc tại cung Ly.
Các tháng khác phỏng theo như thế.
Như năm Ất sửu, Thiên lộc tại Mão, dùng Ngũ hổ độn, độn được là Kỷ mão. Vậy Kỷ mão là Chân lộc của năm Ất sửu. Tháng giêng của năm Ất sửu có Nguyệt kiến là Mậu dần. Lấy nguyệt kiến Mậu dần nhập trung cung, phi thuận thì Kỷ mão tới cung Càn, vì vậy tháng giêng Phi thiên lộc tại cung Càn.
Tháng 2 là Kỷ mão, lấy Kỷ mão nhập trung cung, vì vậy tháng 2 Phi thiên lộc tại trung cung.
Tháng 3 là Canh thìn, lấy Canh thìn nhập trung cung, phi thuận thì Kỷ mão tại cung Khảm, vì vậy tháng 3 Phi thiên lộc tại cung Khảm.
Các tháng khác phỏng theo như thế.
Dưới đây là đồ hình Phi thiên lộc lập thành để độc giả dễ khảo cứu.
Đây là thuyết được đề cập trong "Tông kính", Lấy cả Can chi của Lộc để tính toán. Còn thuyết được "Thông thư" nêu ra thì đơn giản hơn, chỉ lấy Địa chi của Lộc để tính toán mà không đưa Thiên can vào.
Như năm Giáp tý, Lộc tại Dần. Tháng giêng kiến Dần. Lấy Dần nhập trung cung, tức là Phi thiên lộc của tháng giêng tại trung cung.
Tháng 2 kiến Mão. Lấy Mão nhập trung cung, phi thuận thì Dần tại cung Đoài, tức là Phi thiên lộc của tháng 2 tại cung Đoài.
Tháng 3 kiến Thìn. Lấy Thìn nhập trung cung, phi thuận thì Dần tại cung Càn, tức là Phi thiên lộc của tháng 3 tại cung Càn.
Tháng 4 kiến Tị. Lấy Tị nhập trung cung, phi thuận thì Dần tại trung cung, tức là Phi thiên lộc của tháng 4 tại trung cung.
Các tháng khác phỏng theo thế.
Như năm Ất sửu, Lộc tại Mão. Tháng giêng kiến Dần. Lấy Dần nhập trung cung, phi thuận thì Mão tới cung Càn, tức là Phi thiên lộc của tháng giêng tại cung Càn.
tháng 2 kiến Mão. Lấy Mão nhập trung cung, tức là Phi thiên lộc của tháng 2 nhập trung cung.
Tháng 3 kiến Thìn. Lấy Thìn nhập trung cung, phi thuận thì Mão tới cung Đoài, tức là Phi thiên lộc của tháng 3 tại cung Đoài.
Tháng 4 kiến Tị. Lấy Tị nhập trung cung, phi thuận thì Mão tới cung Càn, tức là Phi thiên lộc của tháng 4 tại cung Càn.
Tháng 5 kiến Ngọ. Lấy Ngọ nhập trung cung, phi thuận thì Mão tới trung cung, tức là Phi thiên lộc của tháng 5 tại trung cung.
Tháng 6 kiến Mùi. Lấy Mùi nhập trung cung, phi thuận thì Mão tới cung Tốn, tức là Phi thiên lộc của tháng 6 tại cung Tốn.
Các tháng khác phỏng theo thế.
Xét thấy hai thuyết trên đều có lý nên biên soạn ra đây để rộng đường tham khảo.
Lượng Thiên Xích chú: "Phi thiên lộc là một trong những Cát thần dùng cho việc chọn tháng khởi công, động thổ và phương hướng tu tạo. Tuyển trạch gia và Phong thủy gia tùy thuộc vào sơn hướng của cuộc đất để chọn thời gian tốt cho việc khởi tạo này, mục đích là để bổ cát, trừ hung. Năm tháng ngày giờ và phương hướng khởi tạo cần phải xét kỹ theo từng tiêu chí, không thể bỏ qua được vậy."
LƯỢNG THIÊN XÍCH