BỆ NGẠN HIẾU KỶ CƯƠNG
Là con thứ tư của rồng trong truyền thuyết “Long
sinh cửu phẩm”, bình sinh đã có tính trượng nghĩa, ưa nói sự lý lẽ, bảo trợ cho
những việc công bằng, vì thế mà thường được tô đắp, trang trí tại những công
đường, cửa quan và những nơi tư pháp, hành pháp thủa xưa.
Với
hình ảnh thân rồng, mặt hổ, dáng vẻ uy nghiêm. Dân gian vẫn thường quen gọi là
Hổ phù và dùng hình tượng này để trấn trạch trừ tà nếu như dương trạch có sự
xung phạm Sát khí. Còn như khán giả phim truyền hình có lẽ cũng không mấy xa lạ
vì hình ảnh được cho là Hổ phù đó vẫn thường xuyên xuất hiện trên các cửa nhà
lao, thiên ngục và những công đường, nha môn nơi phủ - huyện.
Linh thú kể trên đó có tên là Bệ Ngạn, hay còn có cái tên khác là Hiến Chương vậy. Chính vì có tính trượng nghĩa, ưa sự công bằng, kỷ cương, khuôn phép đó nên nó được coi là linh thú đại biểu cho luật pháp. Người ta cũng lấy tên của nó để đặt cho những bộ luật và những quy chế thực thi tính công bằng trong xã hội. Ví dụ như là “Hiến chương của Liên Hợp Quốc”, “Hiến pháp” của những quốc gia, ngày hiến chương của các bộ ngành nhằm tôn vinh những lợi ích của ngành đó đối với xã hội. Dù tên gọi có sự sai khác mặc lòng, miễn là mang tính duy trì kỷ cương, lý lẽ công bằng thì cũng đều phát xuất từ ý nghĩa và tính cách của Hiến Chương - Bệ Ngạn mà ra cả.
Xét lại những điển tích mới thấy cha ông xưa kia đã rất thâm thúy khi tàng chứa nghĩa lý vào từng hoa văn, họa tiết và hình tượng để mà răn dạy thế nhân hành lương tích thiện, để mà duy trì chính đạo công tâm. Đó cũng là cái thị uy đám bất lương bất thiện, bất tuân phép tắc luật lề, lỡ sa chân vào vô đạo, biết sợ mà gắng tu sửa mình để về với chính đạo vậy.
Bởi thế cho nên người nào lấy Bệ Ngạn làm trọng, lấy Hiến Chương làm đầu thì người đó ưa công bằng, đề cao lý lẽ, hành xử theo phép tắc luật lề, biết phân biệt giữa chính với tà, giữa thị với phi. Tuân đức nghĩa, thủ đức luật. Có như thế thì sống ung dung, không ai phạm được đến mình vậy.
Còn như Lượng Thiên Xích vẽ ra đồ hình Bệ Ngạn hiếu kỷ cương này, ngoài phát dương nghĩa lý ẩn tàng bên trong như đã nói ở trên ra, lý do thứ hai cũng là có thêm pháp khí hóa giải theo phép Phong thủy. Người dùng Tử vi cũng có thể dùng để hóa giải nếu như biết vận dụng.
Còn vận dụng ra sao, hóa giải cái gì thì đã nói ra gần như hết trong bài này rồi vậy.
Linh thú kể trên đó có tên là Bệ Ngạn, hay còn có cái tên khác là Hiến Chương vậy. Chính vì có tính trượng nghĩa, ưa sự công bằng, kỷ cương, khuôn phép đó nên nó được coi là linh thú đại biểu cho luật pháp. Người ta cũng lấy tên của nó để đặt cho những bộ luật và những quy chế thực thi tính công bằng trong xã hội. Ví dụ như là “Hiến chương của Liên Hợp Quốc”, “Hiến pháp” của những quốc gia, ngày hiến chương của các bộ ngành nhằm tôn vinh những lợi ích của ngành đó đối với xã hội. Dù tên gọi có sự sai khác mặc lòng, miễn là mang tính duy trì kỷ cương, lý lẽ công bằng thì cũng đều phát xuất từ ý nghĩa và tính cách của Hiến Chương - Bệ Ngạn mà ra cả.
Xét lại những điển tích mới thấy cha ông xưa kia đã rất thâm thúy khi tàng chứa nghĩa lý vào từng hoa văn, họa tiết và hình tượng để mà răn dạy thế nhân hành lương tích thiện, để mà duy trì chính đạo công tâm. Đó cũng là cái thị uy đám bất lương bất thiện, bất tuân phép tắc luật lề, lỡ sa chân vào vô đạo, biết sợ mà gắng tu sửa mình để về với chính đạo vậy.
Bởi thế cho nên người nào lấy Bệ Ngạn làm trọng, lấy Hiến Chương làm đầu thì người đó ưa công bằng, đề cao lý lẽ, hành xử theo phép tắc luật lề, biết phân biệt giữa chính với tà, giữa thị với phi. Tuân đức nghĩa, thủ đức luật. Có như thế thì sống ung dung, không ai phạm được đến mình vậy.
Còn như Lượng Thiên Xích vẽ ra đồ hình Bệ Ngạn hiếu kỷ cương này, ngoài phát dương nghĩa lý ẩn tàng bên trong như đã nói ở trên ra, lý do thứ hai cũng là có thêm pháp khí hóa giải theo phép Phong thủy. Người dùng Tử vi cũng có thể dùng để hóa giải nếu như biết vận dụng.
Còn vận dụng ra sao, hóa giải cái gì thì đã nói ra gần như hết trong bài này rồi vậy.
LƯỢNG THIÊN XÍCH