CÁCH CẦU CON VÀ CÁCH GIỮ GÌN THAI NHI KHI CÒN TRONG BỤNG MẸ
Việc cầu con vốn là lẽ tự nhiên xưa nay của loài người nhằm duy trì nòi giống và hạnh phúc ở gia đình. Cứ theo thói thường mà nói thì rất hiếm cặp vợ chồng nào lấy nhau lại không mong cầu sinh con đẻ cái. Cho nên thế nhân tự cổ chí kim đã đúc kết ra rất nhiều phương pháp cầu con cũng như hỗ trợ thai kỳ và hậu sinh nở. Đạo giáo, Phật giáo và các phương thuật dân gian mỗi vùng miền đều có truyền lại cả.
Nội dung bài này xin được giới thiệu về một phương pháp, một kinh nghiệm rất hay của Đại sư Ấn Quang, được trích dẫn từ "Ấn Quang Đại Sư Văn Sao Bảo Thân Tiết Dục Pháp Ngữ". Đây là phương pháp cầu con và nuôi con dưới góc nhìn Phật giáo rất thiết thực và bổ ích dành cho những bạn có mong cầu thêm con, thêm phúc. Thiết nghĩ sẽ rất khả quan khi kết hợp với các phương pháp cầu con theo Phong thủy.
Đối với đạo để cầu con, người ta thường sai lầm. Ông muốn có đứa con thân thể mập mạp, tánh tình hiền thiện, ba thứ phước - huệ - thọ đều trọn đủ thì phải nghe theo lời tôi thì mới được thỏa lòng.
Người đời không có con liền
cưới nhiều vợ lẽ, thiếp mọn, thường uống thuốc tráng dương, thường ân ái. Đấy
chính là cách để chóng chết, chứ không phải là phương pháp để cầu con! May mắn
sanh được con thì cũng như trồng giống lúa lép hoặc chẳng mọc được, hoặc có mọc
cũng khó thể đơm bông kết hạt.
Điều quan trọng bậc nhất là phải ngưng ân ái, hoặc nửa năm, tối
thiểu là một trăm ngày, càng lâu càng hay. Hãy nên nói rõ với vợ, đôi bên đều
giữ ý niệm này, mỗi người ở khác phòng. Nếu không có nhiều phòng, quyết phải
nằm giường riêng. Lúc thường ngày trọn chẳng tưởng vợ là vợ, hãy nên tưởng như
chị em gái, chẳng khởi một tà niệm nào! Đợi khi thân được dưỡng sức đầy đủ rồi,
đợi cho vợ sạch kinh nguyệt, cần phải nhằm lúc tiết trời trong sáng, nhằm ngày
lành tháng tốt, ăn nằm với nhau một đêm, ắt sẽ có thai. Từ đấy vĩnh viễn chấm
dứt chuyện ân ái, cho đến khi sanh con tròn một trăm ngày rồi mới có thể tiếp
tục ân ái. Sau khi vợ thọ thai, nếu ăn nằm một lần, bọc thai sẽ dầy thêm một
lần, gieo nguy cơ thai độc một lần. Hoặc còn có thể vì lẽ đó mà tử cung thường
bị mở ra, chắc dễ bị sẩy thai. Những điều kiêng kỵ này nhiều người không biết.
Dẫu có kẻ biết cũng chẳng chịu tuân theo. Vì thế đến nỗi chẳng sanh được con,
hoặc con chẳng thành hình được, hoặc sanh ra đứa con bấy bớt, đoản mạng, chẳng
biết do chính mình chẳng khéo dụng tâm, ngược ngạo đổ hô vận mạng xui xẻo,
ngược ngạo biến ăn nằm thành chuyện thường xuyên, hằng ngày cứ làm, chẳng bị
chết kể ra là may mắn lớn!
Lại phải giữ tấm lòng từ thiện, lợi người, lợi vật. Lợi người
lợi vật thì chẳng nhất định cần đến tiền, mà chỉ cần giữ tấm lòng tốt, nói lời
lành, làm chuyện tốt. Phàm những tâm, những lời, những chuyện không lợi ích đều
chẳng giữ, chẳng nói, chẳng làm! Đầy ắp bụng dạ là một khối nguyên khí thái
hòa, bừng bừng ý niệm vì chúng sanh. Lại còn phải chí thành niệm “Nam-mô Quán
Thế Âm Bồ Tát” (Hãy nên niệm theo cách này), niệm càng nhiều càng tốt. Sáng -
tối lễ bái, niệm bao nhiêu đó; ngoài ra, đi - đứng - nằm - ngồi đều niệm. Lúc
đi ngủ tuy vẫn niệm, nhưng phải giữ lòng cung kính: Hãy nên mặc áo quần, đừng
nên trần truồng. Hãy nên niệm thầm, chớ nên niệm ra tiếng. Niệm thầm thì nếu
nhiều chữ sẽ khó niệm, có thể bỏ đi hai chữ Nam Mô, chỉ niệm năm chữ Quán Thế
Âm Bồ Tát. Chú Bạch Y niệm cũng được, không niệm cũng chẳng sao. Ông giữ tấm
lòng như thế, làm việc vẫn niệm, và bảo vợ cũng giữ tấm lòng như thế, niệm
trong khi làm việc, cho đến khi sanh nở vẫn niệm. Lúc đang sanh nở chớ nên niệm
thầm, phải niệm ra tiếng. Những người săn sóc chung quanh đều nên lớn tiếng
niệm giúp cho người ấy. Đảm bảo không có những chuyện đau khổ, khó sanh.
Chớ nên niệm thầm trong khi sanh nở, vì lúc ấy phải dùng sức đẩy đứa con ra, nếu niệm thầm chắc bị bệnh tổn khí.
Chớ nên niệm thầm trong khi sanh nở, vì lúc ấy phải dùng sức đẩy đứa con ra, nếu niệm thầm chắc bị bệnh tổn khí.
Nữ nhân hễ cấn
thai chớ nên nổi nóng. Hễ nổi nóng đùng đùng sẽ bị sẩy thai; cũng như tánh tình
ngang ngược, hung dữ ấy sẽ truyền qua đứa con khiến cho tánh tình nó trở thành
hung ác. Thêm nữa, khi cho con bú, ắt phải tâm bình khí hòa. Nếu nổi nóng đùng
đùng, sữa liền biến thành chất độc. Trẻ bú sữa ấy nặng là chết ngay, nhẹ là nửa
ngày hay một ngày sau mới chết, quyết chẳng có trường hợp nào không chết! Nếu
hơi nổi đóa thì chất độc ít, tuy con chẳng chết cũng sẽ sanh bệnh. Vì thế, con
cái của nữ nhân ưa nổi đóa bị chết nhiều lắm, bệnh tật nhiều lắm! Chính mình
cho con bú hoặc mướn vú em cho con bú đều giống như nhau. Hễ nổi nóng đùng đùng,
muôn vàn chớ nên cho trẻ bú, trong lúc ấy phải nên buông xuống. Đợi cho tâm
bình khí hòa, qua nửa ngày rồi mới cho bú. Lúc cho bú trước hết phải vắt sữa ra
chừng nửa chén trà đổ đi, lau chùi đầu vú rồi mới cho trẻ bú thì trẻ sẽ không
bị họa ương gì. Nếu trong tâm vẫn nóng giận bừng bừng thì cả ngày hôm ấy cũng
không được cho trẻ bú. Cho bú thì trẻ không chết cũng bị bệnh nặng! Chuyện này
sách y học xưa nay đều chưa chỉ rõ. Gần đây, do từng trải mới biết mối họa này.
Nữ nhân từ nhỏ phải học tánh nhu hòa, khiêm tốn; sau này sanh
con ắt nó dễ tính, ắt hiền lành, ắt chẳng bị chết, ắt chẳng đổ bệnh. Phàm con
cái chết từ lúc bé hay bệnh tật quá nửa là do mẹ nổi nóng mà ra, chỉ có một số
ít là chính mạng nó phải chết sớm. Thiên hạ xưa nay do sữa độc giết hại con trẻ
chẳng biết bao nhiêu Hằng hà sa số, chẳng đáng buồn ư? Do ông làm vui lòng cha
mẹ nên tôi nói tường tận với ông. Hãy nên khuyên mẹ ông ăn chay niệm Phật, cầu
sanh Tây Phương. Ông và vợ ông cũng đều nên như thế.
LƯỢNG THIÊN XÍCH. Sưu tầm
Trích từ
Ấn
Quang Đại Sư Văn Sao Bảo Thân Tiết Dục Pháp Ngữ